Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2025

Con Tốt

Hình ảnh
  Con tốt là một hình ảnh ẩn dụ rất thú vị.  Khởi đầu, đó là con cờ nhiều nhất và yếu nhất trên bàn cờ.  Nhưng con tốt có một đặc điểm: chỉ tiến lên và không lùi bước.  Càng về sau, vai trò của con tốt càng trở nên lớn hơn.  Và cuối cùng, con tốt có thể trở thành bất cứ quân cờ nào. 

Cái Tôi

 Có lần tôi đọc trong cuốn sách của Osho, về định nghĩa cái tôi của ông.  Với ông, "cái tôi là khoảng cách giữa bạn và chân lý". Cái tôi càng lớn, khoảng cách càng lớn.  Cái tôi càng nhỏ, khoảng cách càng nhỏ.  Cái tôi không có, bạn chính là chân lý. 

Đông Du trong tôi là : Thời đại học

  Tôi vào đại học với 1 tâm trạng của kẻ thất bại. Tuổi trẻ tôi là một kẻ tự phụ, mà bây giờ nghĩ lại, hay nói là “nỗi bất hạnh của kẻ đạt thành công khi còn quá trẻ”. Để rồi suốt ngày chỉ nghĩ tới thành công trong quá khứ, kiêu ngạo nghĩ rằng mình giỏi, mình sẽ tiếp tục thành công. Để khi thất bại, lại cay cú, bất mãn cho rằng vấn đề là của số phận, xã hội đã phản bội mình. Ngày ấy, tôi đăng kí thi vào 3 trường đại học bên Nhật. Rất kiêu ngạo, tôi lựa chọn 3 trường gần như là cao nhất. Chỉ có 1 trường, chỉ cần nộp hồ sơ xét tuyển là được. Nghĩ đi nghĩ lại, thấy mình cũng chẳng mất công đi lại, chỉ mất chút tiền nộp hồ sơ, nên tôi cũng làm 1 bộ và gửi đi. Và bạn cũng đoán được, tôi trượt cả 3 trường tôi đi thi, và chỉ may mắn đỗ vào trường mà tôi đã nộp hồ sơ. Tôi vẫn nhớ, cái buổi tối tôi ngồi khóc nức nở trong nhà ga Tsukuba khi biết tin mình trượt trường cuối cùng. Tôi vẫn nhớ cảm giác chán nản, hổ thẹn khi ngồi trên xe bus đến ngôi trường ở nơi xa xôi hẻo lánh, tận xứ tuyết Nag...

Bàn về tiền bạc

  Ngày xửa ngày xưa có 1 bác thợ săn thật thà, tốt bụng, sống trong 1 ngôi làng sâu trong núi. Cuộc sống của bác rất bình yên, ngày ngày đi săn, hôm được con thỏ thì ăn thỏ, hôm được con nai thì đổi lấy ít lúa mì. Một hôm, bác gặp 1 người bị lạc trong rừng. Bác liền cho người đó uống nước, ăn ít lương khô, rồi đưa người đó vào làng. Ngờ đâu, đó lại là vị vua của vương quốc, bị lạc trong lúc đi săn. Vị vua cảm kích lòng tốt của bác thợ săn, liền tặng cho bác 1 thỏi vàng rất lớn. Bác thợ săn thành người bất hạnh. Bác không dám để thỏi vàng ở nhà. Vì sợ khi đi săn, có kẻ trộm sẽ vào lấy của bác. Bác không dám mang theo người, vì sợ gặp phải kẻ tham lam, sẽ cướp của bác. Bác liền chôn thỏi vàng xuống đất, nhưng được mấy hôm, bác lại phải đào lên, kiểm tra xem thỏi vàng có ở đấy không. Từ đó, bác sống trong sự lo âu, thấp thỏm đến cuối đời. Lời khuyên của Đức Phật dành cho Anathapindika, 1 người đàn ông giàu nứt đố đổ vách : “Người bám chấp vào sự giàu có thì tốt hơn nên bỏ nó đi thay v...

Kỷ Luật

Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng 1 trong 2 nỗi đau : nỗi đau do kỷ luật hoặc nỗi đau do hối tiếc. Sự khác biệt là kỷ luật nhẹ tựa lông hồng và hối tiếc nặng tựa núi cao. Kỷ luật là cây cầu kết nối giữa mục tiêu và thành quả. Jim Rohn Tôi là thế hệ 8x đời cuối, là thế hệ mà khi ra trường thì ngành CNTT cũng bùng nổ, nên cũng có thể coi là thế hệ chín muồi về công việc. Cùng sự bùng nổ về dot-com, thì những dev như chúng tôi được công ty đãi ngộ rất tốt : lương-thưởng cao hơn thời gian linh hoạt hơn mối quan hệ sếp-nhân viên cũng thoải mái hơn quan trọng là hoàn thành công việc, còn trong thời gian trên công ty thì làm gì cũng được Buổi sáng tôi chưa có hứng thú làm việc, tôi có thể lướt FB, Twitter, … rồi khi chiều tối, tôi sẽ làm bù. Ở Nhật thì việc overtime là đương nhiên. Trong bộ phận của tôi, thì chuyện mỗi người 2 cái màn hình, 1 cái để code, 1 cái để xem twitter, FB là điều dễ thấy. Tôi nghĩ hầu hết dân IT đều nghĩ giống tôi. Nhưng, từ đó nảy sinh ra cái tính là vô kỷ luật. Tôi...

Thiền

  Yuval Noah Harari là 1 tác giả kiệt suất về thể loại lịch sử - triết học. Ông là tác giả của bộ 3 cuốn sách rất nổi tiếng : “Sapiens” (Lược sử loài người), “Homo Deus” (Lược sử tương lai), và “21 bài học cho thế kỷ 21”. Ông là 1 sử gia, 1 triết gia, 1 nhà khoa học với lối tư duy logic độc đáo, với giọng văn uyển chuyển và thú vị. Tại sao tôi lại nhắc tới Harari trong 1 bài viết về  thiền  ? Có 1 sự liên quan rất thú vị, Harari cũng là 1 người thực hành thiền. Trong chương cuối cùng, chương 21 của cuốn “21 bài học cho thế kỷ 21”, ông dành riêng cho thiền. Với ông, thiền không bao giờ mâu thuẫn với khoa học. Thiền còn là 1 liều thuốc, 1 công cụ tuyệt vời để tìm hiểu về tâm trí của chính mình. Ngoài Harari ra, ta có thể kể rất nhiều những cái tên hành thiền mỗi ngày, đó là thiên tài Albert Einstein, là Oprah Winfrey, là Madonna, là Ivanka Trump. Thiền là tên gọi chung của các phương pháp tập luyện để quan sát tâm trí mình 1 cách có hệ thống. Chúng ta hay liên tưởng thiền v...

Nền kinh tế sự chú ý

  The Sun Bạn có biết tờ báo “The Sun”. Đó là tờ báo bán chạy nhất ở Anh, và đứng thứ 10 trong số các tờ báo lớn nhất thuộc bất kì ngôn ngữ nào. (Wikipedia) Lịch sử của “The Sun” có 1 bước ngoặt thú vị. Đó là khi (hem nhớ tên =)) ) đã mua lại tờ báo này. Giữa 1 thế giới báo in quá nhiều cạnh tranh, ông đã đưa ra 1 bước ngoặt quan trọng : hạ giá bán tờ “The Sun” xuống chỉ còn 1 xu, giá tiền mà bất kì ai cũng có thể mua được. Ông không đặt trọng tâm là “số tiền bán báo” (nói lên giá trị chất lượng của tờ báo - giống như tất cả các tờ báo cùng thời) mà ông đặt trọng tâm vào “số tiền kiếm được từ quảng cáo” (nói lên giá trị thu hút sự chú ý của tờ báo). Đó là ý tưởng thiên tài đã nhìn ra được giá trị của sự chú ý. Và làm sao để tăng sự chú ý ? Hãy tập trung vào những câu chuyện giật gân, câu khách. Tờ báo “lá cải” đầu tiên của thế giới ra đời từ đây. Nền kinh tế sự chú ý Nền kinh tế kinh doanh sự chú ý (Attention Economy) là thuật ngữ chỉ thị trường coi sự chú ý của con người là 1 loại...

Tại sao lại phải viết ?

Hình ảnh
 Có lần Teppi hỏi tôi : Cậu ơi, cậu đọc sách cậu có viết lại không ? Cậu có chứ. Tại sao phải viết lại ạ, cháu thấy phiền phức ấy. Tại sao Teppi lại thấy phiền phức ? Viết nó mỏi tay mà chẳng cần thiết ấy ạ. À, câu chuyện liên quan đến việc bố mẹ Teppi khuyến khích Teppi viết lại cảm nghĩ về 1 cuốn sách đây mà. Tôi nghĩ 1 lúc rồi trả lời : Vậy cậu hỏi Teppi nhé. Khi Teppi làm 1 phép toán 1 chữ số thì Teppi có phải dùng nháp không ? Cháu không ạ. 1 chữ số dễ mà. Ừ, vậy 2 chữ số thì sao ? Cũng không ạ. Vẫn dễ. Vậy 5 chữ số thì sao ? (nghĩ 1 lúc) Phải dùng cậu ạ, vì 5 chữ số khó lắm. Ừ, đọc sách cũng phải viết là vì thế đấy. Teppi viết ra thì mới có thể hiểu sâu hơn về cuốn sách được. Mỗi lần mình viết ra mình lại hiểu thêm về cuốn sách ấy. (có vẻ hiểu) Nhưng cháu vẫn lười cậu ạ =))