Nền kinh tế sự chú ý
The Sun
Bạn có biết tờ báo “The Sun”. Đó là tờ báo bán chạy nhất ở Anh, và đứng thứ 10 trong số các tờ báo lớn nhất thuộc bất kì ngôn ngữ nào. (Wikipedia)
Lịch sử của “The Sun” có 1 bước ngoặt thú vị. Đó là khi (hem nhớ tên =)) ) đã mua lại tờ báo này. Giữa 1 thế giới báo in quá nhiều cạnh tranh, ông đã đưa ra 1 bước ngoặt quan trọng : hạ giá bán tờ “The Sun” xuống chỉ còn 1 xu, giá tiền mà bất kì ai cũng có thể mua được. Ông không đặt trọng tâm là “số tiền bán báo” (nói lên giá trị chất lượng của tờ báo - giống như tất cả các tờ báo cùng thời) mà ông đặt trọng tâm vào “số tiền kiếm được từ quảng cáo” (nói lên giá trị thu hút sự chú ý của tờ báo).
Đó là ý tưởng thiên tài đã nhìn ra được giá trị của sự chú ý.
Và làm sao để tăng sự chú ý ? Hãy tập trung vào những câu chuyện giật gân, câu khách. Tờ báo “lá cải” đầu tiên của thế giới ra đời từ đây.
Nền kinh tế sự chú ý
Nền kinh tế kinh doanh sự chú ý (Attention Economy) là thuật ngữ chỉ thị trường coi sự chú ý của con người là 1 loại hàng hoá hiếm, và vận dụng lý thuyết kinh tế vào giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến việc quản lý thông tin.
Quanh chúng ta đầy rẫy những hình mẫu của dạng “kinh doanh sự chú ý” này.
Các tờ báo mạng, các app miễn phí kiếm tiền bằng quảng cáo. Mạng xã hội : Facebook, Instagram, Twitter. Đến cả những trang bán hàng online như Amazon cũng có 1 phần kinh doanh sự chú ý.
Hãy nhớ, sự chú ý của chúng ta là “1 loại hàng hoá” đối với họ.
Chúng ta đang là những con cừu
là nạn nhân của những trò chơi tâm lý. Suy cho cùng, họ làm tất cả để có được sự chú ý của chúng ta.
Chúng tôi làm gì để tiêu thụ thời gian và sự chú ý của bạn càng nhiều càng tốt ?
Những cái bẫy tâm lý của báo chí
Trên 1 thị trường mở với hàng hoá lưu thông là sự chú ý của người dùng, thì những cảm xúc u ám sẽ thu hút đc nhiều sự quan tâm hơn so với những suy nghĩ tích cực và mang tính xây dựng.
Vậy nên, hãy mở bất cứ 1 trang báo chí onl nào lên. Từ Dân Trí, Vietnamnet, đến Tuổi Trẻ, Thanh Niên, ở đâu cũng tràn ngập các bài báo giật gân, tiêu cực. Cứ chủ đề nào được nhiều view, được nhiều chia sẻ, thì người ta sẽ tập trung khai thác thật kĩ. Và chúng ta sẽ như những con cừu, cứ ngu ngốc há mồm ra nhai những thông tin đó.
Những cái bẫy tâm lý của mạng xã hội
Mạng xã hội, thậm chí còn tinh vi hơn rất nhiều.
Nút like đánh dấu sự bùng nổ của Facebook, và đến giờ, nó vẫn là chức năng bước ngoặt của mạng xã hội này.
Bản thân tôi, nhiều khi cũng có cái cảm giác, mình post 1 bức ảnh nào lên, 1 status nào lên, rồi chờ đợi và hi vọng có thật nhiều like, thật nhiều comment. Từ đó mà cảm thấy tự hào, sung sướng.
Rồi bao nhiêu người trong chúng ta, trước khi ăn đều phải “chụp ảnh cúng Facebook, Instagram”.
Bao nhiêu người trong chúng ta, cứ mỗi khi đứng đợi thang máy, đứng xếp hàng, đều lôi điện thoại ra để đọc tin tức, để vào facebook ?
Bao nhiêu người trong chúng ta, để con giật tay nói, “bố/mẹ ơi, bỏ điện thoại xuống nghe con nói này” ?
Suy cho cùng, mạng xã hội muốn chúng ta nghiện bằng cách đánh vào những điểm yếu tâm lý của con người : “củng cố tích cực định kì” và “thôi thúc tìm kiếm sự thừa nhận của xã hội”.
Giá trị của sự khác biệt
Cái khó khăn ở đây, là từ báo chí, mạng xã hội, đến điện thoại thông minh, nó đều là sự trộn lẫn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái lợi và cái hại, giữa tiện ích và tốn thời gian vô ích.
Tìm 1 cách nào đó để phân biệt rạch ròi, để từ bỏ 1 trong số đó, là điều không thể.
Nhưng, sẽ rất khác biệt khi có 1 chiến lược để tiếp xúc và tiếp nhận những điều này, để không biến mình thành những con cừu bị nuôi bằng những cảm xúc tiêu cực. Mỗi chúng ta đều phải tự suy nghĩ, để tìm ra giá trị thực sự mà mình mong muốn là gì. Để từ đó, có 1 chiến lược cho riêng mình.
Bản thân mình
đã thực hiện 2 chiến lược :
- Không đọc tin tức hàng ngày nữa. Trước giờ mình mất quá nhiều thời gian để đọc tin tức, nhưng nghĩ lại, thì những thông tin đọc không đáng giá, hoặc chỉ cần 1 buổi 1 tuần để đọc là được. Các tờ báo, dù phần lớn là câu khách, nhưng vẫn có 1 số chuyên mục rất có giá trị, như những bài long-term, phân tích, phỏng vấn, …
- Hạn chế sử dụng mạng xã hội. Mình đã xoá các app MXH trên điện thoại như facebook, twitter, instagram, … Hiện tại, nếu sử dụng, thì mình sẽ dùng trên máy tính. Nhưng sự thực là sau khoảng 1 tuần không dùng, mình thấy FB trở nên nhạt nhẽo vô cùng.