Bài đăng

Thiền

  Yuval Noah Harari là 1 tác giả kiệt suất về thể loại lịch sử - triết học. Ông là tác giả của bộ 3 cuốn sách rất nổi tiếng : “Sapiens” (Lược sử loài người), “Homo Deus” (Lược sử tương lai), và “21 bài học cho thế kỷ 21”. Ông là 1 sử gia, 1 triết gia, 1 nhà khoa học với lối tư duy logic độc đáo, với giọng văn uyển chuyển và thú vị. Tại sao tôi lại nhắc tới Harari trong 1 bài viết về  thiền  ? Có 1 sự liên quan rất thú vị, Harari cũng là 1 người thực hành thiền. Trong chương cuối cùng, chương 21 của cuốn “21 bài học cho thế kỷ 21”, ông dành riêng cho thiền. Với ông, thiền không bao giờ mâu thuẫn với khoa học. Thiền còn là 1 liều thuốc, 1 công cụ tuyệt vời để tìm hiểu về tâm trí của chính mình. Ngoài Harari ra, ta có thể kể rất nhiều những cái tên hành thiền mỗi ngày, đó là thiên tài Albert Einstein, là Oprah Winfrey, là Madonna, là Ivanka Trump. Thiền là tên gọi chung của các phương pháp tập luyện để quan sát tâm trí mình 1 cách có hệ thống. Chúng ta hay liên tưởng thiền v...

Nền kinh tế sự chú ý

  The Sun Bạn có biết tờ báo “The Sun”. Đó là tờ báo bán chạy nhất ở Anh, và đứng thứ 10 trong số các tờ báo lớn nhất thuộc bất kì ngôn ngữ nào. (Wikipedia) Lịch sử của “The Sun” có 1 bước ngoặt thú vị. Đó là khi (hem nhớ tên =)) ) đã mua lại tờ báo này. Giữa 1 thế giới báo in quá nhiều cạnh tranh, ông đã đưa ra 1 bước ngoặt quan trọng : hạ giá bán tờ “The Sun” xuống chỉ còn 1 xu, giá tiền mà bất kì ai cũng có thể mua được. Ông không đặt trọng tâm là “số tiền bán báo” (nói lên giá trị chất lượng của tờ báo - giống như tất cả các tờ báo cùng thời) mà ông đặt trọng tâm vào “số tiền kiếm được từ quảng cáo” (nói lên giá trị thu hút sự chú ý của tờ báo). Đó là ý tưởng thiên tài đã nhìn ra được giá trị của sự chú ý. Và làm sao để tăng sự chú ý ? Hãy tập trung vào những câu chuyện giật gân, câu khách. Tờ báo “lá cải” đầu tiên của thế giới ra đời từ đây. Nền kinh tế sự chú ý Nền kinh tế kinh doanh sự chú ý (Attention Economy) là thuật ngữ chỉ thị trường coi sự chú ý của con người là 1 loại...

Tại sao lại phải viết ?

Hình ảnh
 Có lần Teppi hỏi tôi : Cậu ơi, cậu đọc sách cậu có viết lại không ? Cậu có chứ. Tại sao phải viết lại ạ, cháu thấy phiền phức ấy. Tại sao Teppi lại thấy phiền phức ? Viết nó mỏi tay mà chẳng cần thiết ấy ạ. À, câu chuyện liên quan đến việc bố mẹ Teppi khuyến khích Teppi viết lại cảm nghĩ về 1 cuốn sách đây mà. Tôi nghĩ 1 lúc rồi trả lời : Vậy cậu hỏi Teppi nhé. Khi Teppi làm 1 phép toán 1 chữ số thì Teppi có phải dùng nháp không ? Cháu không ạ. 1 chữ số dễ mà. Ừ, vậy 2 chữ số thì sao ? Cũng không ạ. Vẫn dễ. Vậy 5 chữ số thì sao ? (nghĩ 1 lúc) Phải dùng cậu ạ, vì 5 chữ số khó lắm. Ừ, đọc sách cũng phải viết là vì thế đấy. Teppi viết ra thì mới có thể hiểu sâu hơn về cuốn sách được. Mỗi lần mình viết ra mình lại hiểu thêm về cuốn sách ấy. (có vẻ hiểu) Nhưng cháu vẫn lười cậu ạ =))